1 trào lưu mới hiện nay
Nhiều người bây giờ sử dụng Youtube, Tiktok để bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về các vấn đề văn hóa, xã hội và chính trị. Có người trở nên nối tiếng, nhiều view nhờ các video chém gió phét lác hoặc live stream trả lời câu hỏi, nhưng chủ yếu là của học sinh.
25/12/2024•N V Tuấn
Nhiều người bây giờ sử dụng Youtube, Tiktok để bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về các vấn đề văn hóa, xã hội và chính trị. Có người trở nên nối tiếng, nhiều view nhờ các video chém gió phét lác hoặc live stream trả lời câu hỏi, nhưng chủ yếu là của học sinh.
Mình ko đánh giá cao những video kiểu này. Nó chỉ thu hút được học sinh, sinh viên, là những người có nhận thức chưa cao, vẫn còn đang trong giai đoạn hấp thụ thông tin. Kiểu như là cứ thấy cái gì mới mẻ mà mình chưa từng nghe thì thấy nó cũng hay hay, có giá trị. Bởi vì các đối tượng này chưa đủ kiến thức để tự phản biện lại các thông tin đó. Cho nên muốn nói gì mà chẳng được.
Mình cũng từng xem các video về môn học, nhưng nó mang tính chất học nghề, chỉ cần xem để làm theo là được. Còn những video về lịch sử, chính trị thì rất khác, nó là góc nhìn chủ quan của tác giả, nhưng lại thường bị lẫn lộn từ quan điểm thành sự việc rồi từ đó tác giả sẽ đưa ra những kết luận rất ẩu, ko chính xác. Người ko đủ kiến thức để tự phản biện sẽ rất dễ bị thao túng, thấy nó nói cũng hay, kể cũng có lý phết đấy chứ. Thằng này thế mà giỏi, phải nhấn theo dõi nó cái mới được. Thế là hỏng rồi.
Các video này đều mang tính 1 chiều, người xem chỉ có thể nghe và tiếp nhận thông tin chứ không phù hợp để có thể tương tác phản bác lại. Mặc dù có phần bình luận ở dưới nhưng đó cũng ko phải là cách hay. Chủ video khi thấy đuối lý thì sẽ lờ đi làm như ko thấy, dại gì mà đi tranh luận để cho người ta biết cái ngu của mình.
Nếu là viết bài ở FB thì không thể thế được. Chủ tus sẽ rất khó làm ngơ trước các cmt phản biện, vì để viết 1 cmt trả lời thì có đáng bao nhiêu thời gian, anh ko thể lấy lý do là tôi chỉ làm video để né tránh trả lời. Nếu không trả lời thì rõ ràng là anh đang đuối lý. Cho nên phải là môi trường FB hoặc những nơi có thể viết thì nó mới thúc đẩy văn hóa tranh luận và phản biện lẫn nhau, chứ ko phải là ở các nền tảng chỉ chú trọng vào video như Youtube hay Tiktok.
Những người làm video kiểu này vừa dễ kiếm tiền lại vừa có thể né được sự phản biện nên sẽ an toàn hơn. Ta thích nói gì thì nói theo kiểu con hát mẹ khen hay, thằng nào chê thì kệ nó, ta cứ giả vờ ko biết, miễn sao có view để lùa gà là được. Cho nên mấy video kiểu này thường chỉ làm trò cười cho những người có nhận thức cao.
Những vấn đề về lịch sử chính trị là những thứ luôn gây ra rất nhiều tranh cãi, bởi vậy mới cần phải được mang ra thảo luận và phản biện lẫn nhau. Ai thì cũng đều có thiên kiến, chủ quan, chỉ khi tranh luận mới lòi ra cái ngu, cái sai, từ đó mới biết để mà điều chỉnh, rồi mới dần dần tiến gần đến sự thật hơn. Chứ ko phải là làm video để nhồi nhét thông tin theo kiểu tuyên truyền 1 chiều. Người có tư cách, tự trọng, chả ai đi làm mấy cái việc như vậy.